MẸ ĐÃ BIẾT CÁCH CHỮA ĐẦY BỤNG CHO TRẺ SƠ SINH THEO DÂN GIAN CHƯA?

 

Con tôi thường bị đầy bụng, bé khó chịu, dễ quấy khóc và bỏ ăn. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Chào Mẹ,

Bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị đầy bụng do hoạt động tiêu hóa của trẻ luôn tạo ra hơi trong bụng bé, vì bé bú sữa mẹ mỗi giờ, hoặc mỗi 2 giờ đồng hồ, ruột hoạt động liên tục và tạo ra hơi trong bụng. Nếu không thể đưa lượng hơi này ra ngoài, bé sẽ cảm thấy khó chịu ở phần bụng dưới và cần sự giúp đỡ từ mẹ bằng các dấu hiệu như bé nằm không yên, vặn vẹo người và đạp chân liên tục. Ngoài ra, bé cũng có thể có những triệu chứng khác như sau:

  • Bụng bé bị phình, chướng hơi, mẹ sờ vào sẽ thấy cứng bất thường
  • Bé đột nhiên ít bú, hoặc bú ít hơn so với bình thường.
  • Ngay khi bú xong, bé lại có dấu hiệu buồn nôn và có thể nôn trớ
  • Bé khó chịu, khó ngủ nên ban đêm thường quấy khóc do hơi trong bụng.

Ngoài ra, một số hiện tượng khác mà mẹ có thể xem xét là:

  • Xì hơi nhiều bất thường.
  • Phân của bé thay đổi, lỏng hoặc sệt liên tục trong nhiều ngày, đồng thời màu phân không giống bình thường. Đây là các dấu hiệu cho thấy thức ăn chưa tiêu tạo ra áp lực thẩm thấu cao, kéo nước nhiều hơn vào trong ruột gây ra chướng bụng và thay đổi về tình trạng phân.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến là:

  • Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa non nớt của bé không không thể hấp thụ, xử lý hết một số loại Protein đến từ sữa và thức ăn của mẹ. Các protein dư thừa đó sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa, gây nên hiện tượng đầy bụng.
  • Bé bú sữa mẹ quá no, sử dụng bình bú thay vì trực tiếp bú mẹ có thể bị dư thừa Lactose dẫn đến đầy hơi, chướng bụng.
  • Trong thời gian bú mẹ, tình trạng đầy bụng ở bé có thể do thức ăn của mẹ. Mẹ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, hành tây, đậu nành, uống nhiều nước uống có ga sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi bụng.

Dưới đây là những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh dân gian đơn giản, dễ làm từ những nguyên liệu dễ kiếm sẽ giúp mẹ đẩy lùi chứng đầy bụng cho bé yêu.

  • Nước cam: Mẹ cho bé uống một ly nước cam vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy, bé sẽ dễ tiêu hóa và đào thải các dưỡng chất dư thừa vì nước cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
  • Tỏi tươi: dùng tỏi là cách được nhiều mẹ áp dụng nhất. Mẹ chỉ cần thêm vào thức ăn của bé một vài lát tỏi. Với các bé bú sữa mẹ, mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của mình vài tép tỏi để hỗ trợ chữa đầy bụng cho bé yêu.
  • Nước chanh: một ly nước chanh có thể giúp bé chấm dứt chứng đầy bụng, khó tiêu sau 48 giờ. Lưu ý là mẹ chỉ nên pha loãng khoảng ¼ đến 1/2 quả chanh với lượng nước ấm vừa đủ.
  • Gừng tươi: cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ bằng gừng tươi là xay nhuyễn chút gừng, trộn đều cùng một cốc sữa ấm. Gừng giúp chữa chứng đầy bụng của bé nhanh và an toàn.
  • Bưởi: trải bưởi có chứa chất kháng axit giúp khắc phục các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Mẹ có thể cho bé uống nước ép bưởi hoặc ăn múi bưởi đều rất tốt. Chứng đầy bụng ở bé có thể chấm dứt sau 2 ngày.

Glass of orange juice placed on wood. Free Photo

Uống một ly nước cam vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy, bé sẽ dễ tiêu hóa và đào thải các dưỡng chất dư thừa

Những điều mẹ cần lưu ý để bé yêu không còn bị đầy hơi:

– Giúp bé ợ: Sau mỗi lần cho bé bú, mẹ đừng cho bé nằm ngay mà hãy giúp bé ợ hơi. Dù bé có hơi khó ợ hơi thì mẹ cũng đừng nản nhé, thay vào đó, mẹ có thể thử các tư thế sau:

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.
  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
  • Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
  • Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
  • Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, mẹ có thể thực hiện động tác nhiều lần.

– Động tác đạp chân cũng là phương pháp giúp bé tống đẩy không khí dư thừa ra ngoài rất tốt. Mẹ thực hiện bằng cách đặt bé nằm ngửa và di chuyển hai chân bé như thể đang đạp xe đạp.

– Massage cho bé: Massage bụng cho bé yêu với động tác xoa tròn có thể giúp bé bớt đau bụng và đầy hơi.

– Giúp bé thư giãn: Tắm bé với nước ấm cùng sữa tắm pha với một ít tinh dầu hoa cúc. Loại tinh dầu này có tác dụng xoa dịu một cách tự nhiên, kết hợp cùng với nước ấm sẽ giúp các cơ của bé được thư giãn và giải phóng hơi thừa ra ngoài.

– Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi: Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp.

– Thay đổi dụng cụ cho bú: Nếu nhận thấy bé rất thường xuyên bị đầy hơi, mẹ nên xem lại bình bú mà mình đã chọn, hãy kiểm tra xem sản phẩm đó có hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào hay không và tìm kiếm một sản phẩm thích hợp hơn.

– Chú ý tư thế bú của bé: Việc đảm bảo bé ngậm ti mẹ đúng cách không chỉ giúp bé bú nhiều sữa hơn đồng thời giảm hơi thừa. Trường hợp mẹ vắt sữa ra ngoài và cho bé bú bình, hãy đảm bảo khi bú, phần đầu của bé cao hơn phần thân.

– Cho bé uống nước:  Mẹ biết không, uống thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.

– Lưu ý thực đơn của bé: Những thức ăn cứng, khó tiêu được biết đến là nguyên nhân gây ra lượng khí dư thừa. Mẹ ăn đồ khó tiêu cũng sẽ khiến bé bị đầy hơi khi bú mẹ. Mẹ hãy rà soát lại chế độ ăn uống của mình xem mẹ có lỡ ăn phải những món ăn khó tiêu như những món cay hoặc có gas không? Hãy nhớ rằng nguồn dưỡng chất chính mà bé nhận đều từ sữa mẹ, mẹ cần cố gắng bỏ qua những món khoái khẩu nếu chúng có nguy cơ khiến bé bị đầy hơi nhé.

– Hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có các kháng thể và axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé.  Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài.

Nếu được bác sĩ chỉ định dùng sữa ngoài, mẹ có thể cho bé dùng Optimum Gold – nhãn hiệu sữa bột cho trẻ em của Vinamilk. Optimum Gold mang đến giải pháp tuyệt vời hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thụ tốt hơn và phòng ngừa, điều trị chứng đầy bụng hiệu quả.